Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Bạn đang dùng lò vi sóng nhưng đã biết Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu chơ chế hoạt động nhé.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động lò vi sóng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động lò vi sóng

Lò vi sóng hay còn được gọi với các tên phổ biến là lò vi ba là thiết bị nấu nướng khá phổ biến trong các gia đình. Sản phẩm ghi điểm bởi khả năng nấu nướng tuyệt vời trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với các bếp nấu. Thiết bị sở hữu chức năng hâm nóng, rã đông, nấu, hấp, nướng,… Lò sản sinh nhiệt và làm nóng sâu thức ăn đảm bảo độ chín thực phẩm như mong muốn. 

Cấu tạo của lò vi sóng

  • Buồng nấu (usable space).
  • Mạch vi điều khiển (microcontronller),
  • Máy phát sóng cao tần (magnetron) – nguồn phát sóng.
  • Ống dẫn sóng (Waveguide).

Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhở hơn nhiều bước sóng(12cm), nên sóng viba không lọt ra, nhưng anh sáng (ở bước sóng ngăn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp qua sát thức ăn bên trong. Lò vi sóng dùng sóng vi ba để hâm nóng thức ăn.

> Xem bài liên quan:

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Cơ chế sinh nhiệt làm nóng thức ăn của lò vi sóng được chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Lò sinh nhiệt làm nóng các phân tử nước chứa trong thức ăn

– Giai đoạn 2: Nước nóng truyền nhiệt sang các phần khác giúp thức ăn được làm nóng toàn bộ.

Giai đoạn 1: 

Khi bật lò vi sóng, chỉ trong 2s ngắn ngủi, nguồn phát sóng của lò đã tạo ra sóng vi ba ở tần số 2,450 MHz với tầm phát sóng đạt 12,24cm. Sóng được thổi vào khoang nấu và phản xạ qua lại làm dao động các phân tử nước có trong thức ăn. Dưới tác động mạnh mẽ của sóng vi ba, các phân tử nước này chuyển động nhanh, liên tục va chạm và cọ sát vào nhau. Từ đây sinh ra lượng nhiệt lớn . Chỉ trong thời gian cực ngắn, các phân tử nước đã được làm nóng. 

Giai đoạn 2:

Khi các phân tử nước có sẵn trong thực phẩm nóng lên sẽ truyền nhiệt sang các phần xung quanh. Từ đó toàn bộ thức ăn được làm chín nhanh và sâu. 

So với các thiết bị gia nhiệt khác, lò vi sóng giúp rút ngắn 3/4 thời gian nấu nướng. Con số này thật ấn tượng phải không nào. Bí quyết nằm ở chỗ khi sóng vi ba sinh nhiệt sẽ làm nóng các phân tử nước cùng lúc. Các phân tử này phân bố đều trong thức ăn nên thời gian truyền nhiệt sang các phần khác cũng diễn ra nhanh chóng. đây làm nhiệm vụ sinh nhiệt thực hiện nhiệm vụ hâm nóng, rã đông hay hấp nướng.

Không chỉ vậy do nhiệt lượng của lò đa phần truyền sang thức ăn nên lượng nhiệt làm nóng không khí thấp. Vì thế lò vi sóng có hiệu suất cao hơn so với nhiều bếp nấu. 

Thực tế lò vi sóng chỉ phản ứng với chất lỏng và các kim loại mà không có tác dụng lên các chất béo, đường, bỡ, gốm, sứ, nhựa,…Bởi vậy có thể sử dụng các vật dụng làm từ các chất liệu tia vi sóng không có tác dụng lên để chứa thức ăn như gốm, sứ, thủy tinh, nhựa chuyên dùng trong lò vi sóng,… Đặc điểm này cũng giải thích vì sao tuyệt đối không nên bỏ kim loại vào lò.

Kết

Trên đây là thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng. Nội dung này cũng góp phần giúp người dùng hiểu hơn về cơ chế vận hành của lò. Chúc khách hàng luôn có những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng với sự trợ giúp từ lò vi sóng. 

Bạn đang có lò vi sóng nhưng không biết đặt đâu cho phù phù hợp?

Click xem các mẫu kệ bạn nhé: Kệ lò vi sóng