Cách bố trí phòng bếp trong nhà ống

Diện tích nhà ống có sự hạn chế rất nhiều về diện tích nên thiết kế khu vực nấu nướng cũng cần phải thật hợp lý. Điều này không phải là dễ dàng đối với các gia đình. Tuy nhiên với gợi ý về cách bố trí phòng bếp trong nhà ống sau đây, mọi chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Cách bố trí phòng bếp trong nhà ống

 

Chia sẻ kinh nghiệm về cách bố trí phòng bếp trong nhà ống

Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống

Nhà ống sở hữu sự hạn chế về diện tích cũng như chiều ngang nên phòng bếp nhà ống cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Thiết kế căn bếp nhà ống có đặc điểm:

– Diện tích nhỏ 

– Chiều sâu mở rộng về phía sau, chiều ngang hẹp

– Không gian thiếu ánh sáng

Đây là những hạn chế ảnh hưởng không tốt đến công việc nội trợ và sức khỏe nên cần được khắc phục. Cách bố trí phòng bếp trong nhà ống cần hợp lý để khắc phục được các hạn chế này.

1. Thiết kế phòng bếp liền phòng khách

Cách bố trí này khá phổ biến hiện nay. Ý tưởng phòng bếp liền phòng khách liền kề giúp tạo không gian mở, căn nhà trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Hơn nữa cũng tiết kiệm một khoản ngân sách nội thất đáng kể. Cần đảm bảo sự hài hòa về màu sắc và nội thất.

Tuy nhiên vị trí bếp nấu cần hợp lý để tránh mùi thức ăn, dầu mỡ bay thẳng ra phòng khách ảnh. Vì thế với đặc trưng nhà ống diện tích hạn hẹp không tránh khỏi thiết kề liền kề này nên bạn có thể đặt vách ngăn hoặc bình phong. 

>> Xem bài liên quan: Nên dùng bếp từ hay bếp ga?

2. Ánh sáng

Để giúp không gian bếp núc trở nên thông thoáng hơn, bạn có thể thiết kế thêm chiếc cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên và để tán đi các hơi nóng, mùi dầu mỡ, thức ăn khó chịu ra ngoài đồng thời. Bên cạnh đó cũng giúp hạn chế ẩm mốc làm căn bếp trở nên sạch sẽ hơn. Nếu diện tích bếp hạn chế không thể làm chiếc cửa sổ nào, hãy cân nhắc thiết kế giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên.  

3. Hướng

Theo phong thủy, bếp nấu thuộc hành Hỏa kỵ đối diện cửa chính để tránh sự phân tâm, làm gia chủ nóng nảy và gây tác động xấu đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Vị trí bố trí bếp cũng không được ngược hướng với cửa chính vì hơi nóng tỏa ra từ bếp nấu sinh ra dòng đối lưu làm hơi nóng này bay ngược ra không gian phòng khách gây tác động xấu đến gia đình. 

Vị trí đặt bếp cũng không nên gần hoặc đối diện nhà vệ sinh để đảm bảo tính vệ sinh trong việc chế biến thức ăn. Bếp nấu cũng tránh đặt gần phòng ngủ để tránh nhiệt độ tỏa ra lan ra không gian này gây khó chịu cho gia chủ, ảnh hưởng không tốt đến việc nghỉ ngơi.

4. Màu sắc

Phòng bếp nhà ống đặc trưng bởi không gian hạn chế nên sử dụng các gam màu lạnh nhẹ nhàng như màu be, xanh lá cây, trắng, vàng nhẹ,…để ăn gian diện tích. Trong căn bếp hoạt động nấu nướng tạo ra sự nóng bức thì các gam màu lạnh là sự lựa chọn hoàn hảo để trung hòa gam màu nóng vốn có của bếp nấu. Nhờ đó xua tan sự khó chịu, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong công việc nấu ăn bữa cơm ngon cho gia đình thân yêu.

5. Phong cách thiết kế hiện đại tối giản 

Không gian diện tích của căn bếp nhà ống nhỏ phù hợp với phong cách thiết kế hiện đại tối giản. Hạn chế các đồ vật, nội thất rườm rà. Phòng bếp được bố trí khoa học, đồ vật sắp xếp ngăn nắp nâng cao hiệu quả mở rộng không gian cách tối đa. Phong cách thiết kế này cũng được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ cao, thi công nhanh chóng, dễ dàng phối hợp các nội thất. Đặc biệt phong cách hiện đại tập trung vào tính tiện nghi đảm bảo mang đến không gian nấu nướng tuyệt vời nhất cho gia đình.

6. Nội thất

Kiểu dáng nội thất

Ưu tiên những nội thất tiện nghi, đa năng giúp tối ưu hóa không gian. Những mẫu bếp kiểu dáng chữ I hoặc chữ L khá phù hợp với phòng bếp nhà ống. Các loại tủ bếp này chạy theo chiều dài của bếp nên tận dụng cách triệt để không gian bố trí. Ngay cả các góc tường và góc chết cũng được tận dụng tối đa làm không gian thêm phần thoáng đáng, rộng rãi. Nếu gia đình có điều kiện hãy trang bị các tủ bếp sử dụng phụ kiện thông minh để nâng cao khả năng chứa đồ, làm căn bếp trở nên ngăn nắp hơn đồng thời giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Bàn ăn

Cách bố trí phòng bếp trong nhà ống khoa học không thể không nhắc đến vai trò của bộ bàn ăn. Tránh các mẫu bàn ăn sắc nhọn không an toàn khi sử dụng. Kiểu dáng bàn ăn bạn có thể chọn hình vuông, chữ nhật tròn hoặc elip. Các kiểu dáng này hài hòa, cân xứng mang tính thẩm mỹ cao. Vị trí đặt bàn ăn lưu ý cần tránh đối diện cửa ra vào hay bàn thờ, gần nhà tắm và nhà vệ sinh. Bộ bàn ăn cũng tránh đặt ngay dưới dầm nhà để tránh gia chủ không cảm thấy bị đè nén, nặng nề, tinh thần bất ổn. 

Kệ bếp

Căn bếp sẽ trở nên gọn gàng hơn khi bạn sắm thêm 1 chiếc kệ bếp để đồ. Nếu chọn khéo chỉ với 1 chiếc kệ bạn đã để gọn được hầu hết các đồ dùng nhà bếp như: lò vi sóng, máy xay sinh tố, nồi cơm điện, gia vị… Lưu ý về màu sắc bạn có thể chọn theo tông màu của căn bếp và lựa chọn kích thước sao cho hài hòa với căn bếp.

Lựa chọn các nội thất khác trong phòng bếp nhà ống theo các tiêu chí: thiết kế đơn giản, không rườm rà, các đường nét thanh mảnh, thỏa mãn tốt nhu cầu sử dụng của gia đình, tận dụng tối đa không gian. Các tiêu chí này mang đến sự đảm bảo về một căn bếp rộng rãi và tiện nghi.

Bạn đang muốn mua kệ bếp gỗ? Click vào đây bạn nhé: Kệ Gỗ